Hướng dẫn cách chơi Chắn chi tiết

Huong Dan Choi Chan
Đánh giá

Kể từ khi xuất hiện các trò chơi dân gian đã là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của mỗi người Việt Nam. Trong đó, bài Chắn là thể loại mang đậm chất trí và được nhiều người ưa chuộng. Hướng dẫn cách chơi Chắn cũng không quá phức tạp nếu anh em nắm giữ trong tay quy luật cũng như những bí kíp riêng cho mình tại 68 game bài nhé.

Tìm hiểu bài chắn

Hướng dẫn cách chơi bài Chắn chi tiết nhất

Trên cơ sở nguồn gốc bài Tổ tôm, người ta sáng tạo ra hình thức chơi bài chắn, bao gồm hai phiên bản khác nhau được phân theo số lượng người tham gia. Trong đó, loại chắn thứ nhất gồm 4 người chơi (được gọi là chắn bí tứ), đây đồng thời cũng là loại chắn thông dụng nhất. Loại chắn thứ hai gồm 5 người chơi (được gọi là chắn bí ngũ).

Khác với bài Tổ tôm, người ta sử dụng hết 120 quân bài thì chỉ có khoảng 100 quân được sử dụng trong bài chắn, 20 quân còn lại được lược bớt bao gồm: Nhất sách, nhất vạn, nhất văn, lão và thang. Trong chắn, quân bài được nhận biết bằng hình ảnh và chữ, nhớ bài bằng cách nhìn vào hình ảnh tượng hình ở mặt quân bài hoặc dựa vào chữ ở đầu mỗi quân bài. Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Chi là những chữ nằm bên phía tay phải. Vạn, Văn, Sách là những chữ nằm bên tay trái.

Mẹo để nhớ các ký tự trong bài chắn thường được truyền miệng qua câu nói ngắn gọn như sau: “vạn vuông, văn chéo, sách loằng ngoằng”. Như vậy, những quân vạn thường có ký tự vuông, văn thì ký tự thường hình chéo và sách thì có ký tự hơi loằng ngoằng.

Hướng dẫn cách chơi chắn chi tiết mà Newbie nên biết trước khi nhập cuộc

Có rất nhiều người khi tiếp xúc với cách chơi Chắn đã bị choáng ngợp bởi số lượng 100 lá bài cùng vô số biến hóa trong cách đánh. Chính vì vậy, để anh em dễ tiếp cận với trò chơi này dễ dàng và hiệu quả hơn hãy cùng tham khảo hướng dẫn chi tiết dành cho newbie trước khi nhập cuộc ngay sau đây:

Kinh nghiệm và mẹo chơi Chắn dành cho người mới

Số lượng người có thể tham gia mỗi ván chơi

Đối với thể loại bài Chắn online sẽ có 2 phiên bản là dành cho 4 người hoặc 5 người nên tùy thuộc vào mục đích, nhu cầu mà người chơi lựa chọn số lượng phù hợp. Tuy nhiên, con số 4 người phổ biến hơn và mỗi người sẽ được chia cho 19 lá bài. Số còn lại sẽ được đặt ở giữa gọi là Nọc.

Cách chia bài chắn

Cụ thể, trong bài chắn, các quân bài sẽ được chia thành 5 phần, sau khi chia sẽ dư lại khoảng 5 quân bài. Người chơi lấy 5 quân lẻ này kết hợp với một phần bài bất kỳ để cấu thành Nọc. Kết hợp bài có thể tùy ý hoặc người thắng cuộc ở ván trước là người gộp. Tiếp đó, 1 quân trong chồng bài Nọc sẽ được rút ngẫu nhiên, lật quân bài lên vào một phần bài bất kỳ trong 4 phần bài còn lại và cấu thành một phần bài cái.

Sau đó, người chơi phải tiến hành bốc cái thì mới xác định được ai là người đánh đầu tiên và ai được phần bài nào. Cụ thể, có bốn người chơi tương ứng với các vị trí 1, 2, 3 và 4, sắp xếp sao lần lượt từ trái qua phải, đảm bảo người chơi số 2 và người chơi số 4 ngồi chéo nhau. Người chơi số 2 bốc cái được quân thất vạn, đếm từ B sẽ là 1, đến D sẽ là 7. Như vậy, phần bài cái thuộc về D. Từng người còn lại sẽ được chia những phần bài xung quanh phần bài cái. Phía phải bài cái được chia cho người chơi số 1 (nghĩa là người chơi có vị trí bên tay phải người được phần bài cái là người chơi số 4), phần tiếp nữa đưa cho người chơi số 2, còn phần bên trái bài cái được chia cho người chơi số 3.

Tương tự như các hình thức bài khác, xếp bài trong chắn phải cấu thành nên các dạng bài bao gồm: Chắn, ba đầu, cạ, què. Trong đó, hai quân bài giống hệt nhau được gọi là chắn, 3 quân bài khác chất cùng số là ba đầu, 2 quân bài khác chất cùng số là cạ, và những quân bài lẻ không thể kết hợp được gọi là què.

Hướng dẫn cách chia bài chắn

5pMZlOxcaH2k5Izd7xReVcoyLGDmed4zFghfpnZmAEsCQQHo2XgxuW96tTuRgyqj3SQbjtNCr9lHcrnFCtc4 u0d9Q42VrJ5gSuyW73hh8sj5Uibp7NWSRJNLSw05bGuTd30iCjsV

Như đã nói ở trên, trong cách chia bài đối với 4 người sẽ được thành 4 phần và sau khi chia xong sẽ lấy các quân bài lẻ để gộp vào 1 phần làm Nọc. Người gộp bài có thể là người giành chiến thắng ở ván trước đó hoặc tùy ý lựa chọn. Ngoài ra, anh em sẽ rút ngẫu nhiên 1 quân và lật ngửa vào phần 3 phần còn lại gọi là bài cái.

Để xác định được ai sở hữu phần bài nào cũng như là người đánh đầu tiên sẽ cần thực hiện bốc cái. Cũng giống như các thể loại khác thì khi chơi Chắn, anh em cần sắp xếp bài thành dạng nhất định. Ngoài ra, cách xếp sẽ theo thứ tự là chắn, cạ, ba đầu, què. Cụ thể như sau:

  • Chắn: Đây là cách xếp bài với 2 lá giống hệt nhau.
  • Cạ: Đây là cách xếp bài với 2 lá giống nhau về giá trị nhưng khác chất.
  • Ba đầu: Đây là cách xếp bài với 3 lá có cùng giá trị nhưng khác chất.
  • Què: Đây là cách xếp bài với những quân bài lẻ ra sau khi xem bài.

Cách đánh chắn như thế nào?

Cách chơi Chắn hiện nay so với trước kia đã có sự tối giản hơn rất nhiều giúp bạn dễ dàng nắm bắt chỉ sau 1-2 lần tham gia. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn luật chơi, anh em cần nhớ kỹ những thao tác cần thực hiện sau đây:

  • Cửa chì: Đây là cửa tính thứ tự từ trái qua phải dành cho người chơi được ưu tiên ăn.
  • Bốc Nọc: Đây là thao tác mà người chơi tiến hành bốc 1 lá bài trong Nọc và đặt ngửa vào cửa chì.
  • Ăn: Nếu xuất hiện quân bài dưới chiếu hợp với quân bài trên tay mình để tạo thành chắn hoặc cạ sẽ tiến hành ăn.
  • Chíu: Nếu người chơi có 3 lá bài giống hết nhau và xuất hiện 1 quân khác giống vậy sẽ tiến hành ăn dù bất kỳ ai bốc hoặc đánh.
  • Ù: Sau khi 19 quân bài tạo thành 10 bộ chắn hoặc cạ thì người chơi sẽ giành chiến thắng.

Những lỗi nào thường bị phạt khi chơi chắn

Trong cách chơi Chắn hiện nay việc người chơi chưa nắm rõ luật dẫn đến việc thường xuyên xuất hiện lỗi cần phải lưu ý nếu không muốn bị thua. Trong đó, có những lỗi phổ biến nhất là:

  • Lỗi ăn treo tranh: Đây là lỗi người chơi ăn cạ nhưng có thể tạo được thành chắn.
  • Lỗi ăn thường trong khi Chíu được: Đây là lỗi mà người chơi không hạ đủ 4 quân xuống chiếu.
  • Lỗi lấy quân chọn cạ: Đây là lỗi xuất hiện khi người chơi lấy 1 quân trong hàng cạ sẵn để ăn cạ
  • Lỗi ăn cạ nhờ quân chờ: Đây là lỗi xuất hiện khi người chơi lấy 1 quân chờ ù để ăn cạ.
  • Lỗi ăn cạ nhờ quân chắn: Đây là lỗi xuất hiện khi người chơi lấy 1 quân chắn có sẵn để ăn cạ.
  • Bỏ ăn chắn rồi lại ăn chắn: Đây là lỗi khi người chơi đã bỏ lượt ăn trước đó nhưng sau đó lại đòi ăn.

Các lỗi bắt phải đền trong đánh chắn

– Ăn chắn lại sau khi đã bỏ ăn chắn.

– Ăn cạ sau khi đã bỏ ăn chắn: Rút 1 quân ra để ăn cạ trong khi trước đó đã bỏ ăn chắn.

– Rút 1 quân ra để ăn cạ trong khi trước đó đã bỏ ăn cạ.

– Đánh chắn (đánh đúng con đó) trong khi trước đó đã bỏ không ăn.

– Đi ăn một cạ khác trong khi trước đó đã đánh một cạ.

– Sử dụng một quân được xé ra để ăn cạ trong khi trước đó sử dụng quân đó để đánh cạ.

– Ăn đúng quân mà trước đó đã sử dụng để đánh.

– Đánh chắn trong khi trước đó đã đánh chắn (đánh trùng chắn).

– Đánh tiếp một quân trong khi trước đó đã ăn quân đó.

– Tiếp tục ăn chắn cùng hàng trong khi trước đó đã ăn cạ.

– Đã ăn cạ trước đó nhưng lại tiếp tục đánh cạ.

– Đánh tiếp con cùng hàng trong khi trước đó đã ăn con cạ.

Thắng lớn khi được “”Cước sắc trong chắn””

Đối với bài Chắn, anh em sẽ nhận thêm được tiền thưởng nếu xuất hiện việc ù bài hay còn gọi là cước sắc. Trong trò chơi này, sẽ có những loại cược tiêu biểu như:

  • Xuông: Anh em có thể hạ xuống và không cần xướng dù không có gì đặc biệt.
  • Thông: Đây là thuật ngữ nói về việc người chơi đã ù/treo tranh ván trước đó nhưng ván tiếp theo lại tiếp tục ù như vậy.
  • Chì: Người chơi sẽ nhận được tiền nếu ù tại chính cửa chì của mình.
  • Thiên ù: Đây là việc ù khi người chơi tròn bài và chỉ có thể xảy ra ở người cầm cái.
  • Địa ù: Đây là thao tác ù khi chưa đi qua cửa chì của mình.
  • Tôm: Đây là thao tác ù khi trên tay có 3 bộ tam trên bài.
  • Lèo: Đây là thao tác ù khi trên bài có các bộ cửu vạn, bát sách hoặc chi chi.
  • Bạch định: Khi bộ bài trong tay bạn toàn bộ đều là quân màu đen thì sẽ được gọi là ù.
  • Tám đỏ: Nếu trong bộ bài có đúng 8 quân màu đỏ bạn sẽ được xem là ù.
  • Kính tứ chí: Đây là thao tác ù khi trong bài xuất hiện 4 con chi màu đỏ.
  • Thập thành: Bạn sẽ ù khi trong bài xuất hiện đủ 10 chắn.
  • Thiên khai: Bài ù khi trong bài của mình vừa lên có sẵn 4 quân giống nhau.
  • Ăn bòn: Một chắn bất kỳ hạ xuống và ăn thành 2 chắn giống nhau sẽ được xem là bài ù.

Một số kinh nghiệm chơi chắn newbie nên bỏ túi khi chinh chiến

Cũng như nhiều trò chơi khác, trong cách chơi Chắn ai cũng mong muốn có thể giành chiến thắng để thu về khoản tiền thưởng cho mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sở hữu cho mình thiên phú để trở thành cao thủ. Do đó, anh em buộc lòng phải bỏ ra công sức tập luyện cũng như tham khảo một số kinh nghiệm chinh chiến sau đây:

  • Luôn phải giữ cho mình một cái đầu lạnh cho dù có thua lỗ cũng không để cảm xúc lấn át lý trí.
  • Biết dừng đúng lúc cho dù kết quả thắng hay thua, tránh rơi vào tình trạng khát bạc đẻ không bị mất cả chì lẫn chài.
  • Đặt ra cho mình giới hạn tiền lời – lỗ để trong cuộc chơi không bị cuốn quá sâu.
  • Liên tục kiểm tra bài và hô ‘’Ù’’ ngay khi xuất hiện để không bị đối phương cướp trước cơ hội chiến thắng.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về cách chơi Chắn nhằm giúp anh em mới nhập môn có thể dễ dàng tham gia những ván đấu. Ngoài ra, đây là trò chơi mang tính trí tuệ cao nên bạn cần vận dụng trí thông minh nhạy bén của mình để tạo ra một lối đánh hợp lý giúp gia tăng tỷ lệ chiến thắng cho bản thân.

Xem thêm:
Baccarat – Bật mí cách chơi baccarat online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *